Tác giả: Việt Hùng
Hiện nay, trào lưu khởi nghiệp đang có xu hướng bùng nổ tại Việt Nam. Điều này không chỉ xảy ra với thế hệ trẻ và các khởi nghiệp về công nghệ, mà còn mở rộng ra ở tất cả các độ tuổi và ngành nghề khác nhau. Đây có lẽ là xu thế tất yếu của một nền kinh tế đang trên đà phát triển của Việt Nam. Giấc mơ khởi nghiệp là một giấc mơ cháy bỏng cho những ai có quyết tâm và hoài bão làm một cái gì đó cho chính bản thân. Để khi nhìn lại có thể tự hào về những thành quả nhất định đã đạt được, cũng như đóng góp vào sự phát triển kinh tế và xã hội ở Việt Nam. Tuy nhiên, có lẽ mọi người ít biết đến kết quả thống kê thực tế như sau tại môi trường khởi nghiệp ở Mỹ. Theo như dữ liệu từ cuốn sách Để xây dựng doanh nghiệp hiệu quả:
Hiện nay, trào lưu khởi nghiệp đang có xu hướng bùng nổ tại Việt Nam. Điều này không chỉ xảy ra với thế hệ trẻ và các khởi nghiệp về công nghệ, mà còn mở rộng ra ở tất cả các độ tuổi và ngành nghề khác nhau. Đây có lẽ là xu thế tất yếu của một nền kinh tế đang trên đà phát triển của Việt Nam. Giấc mơ khởi nghiệp là một giấc mơ cháy bỏng cho những ai có quyết tâm và hoài bão làm một cái gì đó cho chính bản thân. Để khi nhìn lại có thể tự hào về những thành quả nhất định đã đạt được, cũng như đóng góp vào sự phát triển kinh tế và xã hội ở Việt Nam. Tuy nhiên, có lẽ mọi người ít biết đến kết quả thống kê thực tế như sau tại môi trường khởi nghiệp ở Mỹ. Theo như dữ liệu từ cuốn sách Để xây dựng doanh nghiệp hiệu quả:
Hằng năm hơn 1 triệu người Mỹ bước vào kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau. Sau năm đầu tiên, ít nhất 40% trong số đó phá sản. Trong vòng 5 năm, hơn 80% số đó, khoảng 800 ngàn công ty sẽ phá sản. Và cuối cùng, nếu bạn gắng hết sức để doanh nghiệp tồn tại được sau 5 năm hoặc hơn nữa thì cũng đừng chủ quan. Bởi vì hơn 80% doanh nghiệp nhỏ tồn tại trong 5 năm đầu sẽ phá sản trong 5 năm tiếp theo.
Có nghĩa là sau 10 năm, vỏn vẹn chỉ có 4% khởi nghiệp có thể sống sót. Tất nhiên là sẽ còn ít hơn nữa sau 20 năm. Liệu dữ liệu này có làm bạn, nhà khởi nghiệp, chùn bước không? Nếu điều này không làm bạn chùn bước thì tôi đề nghị bạn đọc hết bài viết này.
Qua bài viết này tôi xin chia sẻ một số nhận xét và trải nghiệm mà bản thân đã trải qua, sau khi có dịp tham gia một số dự án khởi nghiệp. Dự án khởi nghiệp lớn nhất mà tôi đã từng tham gia là việc xây dựng và phát triển công ty KMS Technology trong 5 năm qua. KMS hiện có hơn 400 nhân viên chuyên cung cấp dịch vụ gia công phần mềm cho thị trường Mỹ. Nếu bạn đang loay hoay trên con đường khởi nghiệp, tôi hy vọng các chia sẻ này sẽ là những lời khuyên hữu ích nhằm có thể giúp bạn có được hướng suy nghĩ cũng như giải pháp cho vấn đề của bạn.
Ý tưởng hay hiện thực hoá ý tưởng là quan trọng?
Có lần tôi đọc được câu chuyện về một nhà khởi nghiệp thành công (với thành tích đã chuyển nhượng lại công ty của anh ấy với mức giá hàng trăm triệu đôla). Một thanh niên trẻ gặp anh ấy với mong muốn được chia sẻ một ý tưởng có giá trị 1 triệu đô cho nhà triệu phú. Nhà triệu phú đã cười và đã không muốn nghe. Lý do được giải thích là ý tưởng thì khó có thể đánh giá được 1 triệu hay 100 triệu. Vì nó chỉ mới dừng lại ở mức ý tưởng mà thôi. Và với thời đại Internet ngày nay, chắc chắn có một sự thặng dư về ý tưởng. Kể cả trong trường hợp bạn không thể sáng tạo ra ý tưởng thì bạn vẫn có thể lượm lặt đâu đó một cách nhanh chóng và miễn phí trên mạng. Trong khi mọi khởi nghiệp đều cần có ý tưởng để khởi đầu, việc hiện thực hoá được ý tưởng thành sản phẩm hay dịch vụ một cách thành công mới chính là sự phân cách của kẻ thất bại và người thành công. Nên lưu ý rằng, ý tưởng và chiến lược sẽ có thể cần phải được thay đổi tuỳ theo điều kiện thực tế của hoàn cảnh và thị trường. Chứ đó không phải là một hằng số. Mà nếu nói đến việc thực hiện thì chắc chắn phải liên quan đến con người, nhóm người có thể có đủ kiên nhẫn và sáng suốt để tìm ra được phương thức cũng như lộ trình để có thể biến ý tưởng thành sản phẩm thực tế mà khách hàng chấp nhận và sẳn sàng trả tiền mua. Ở đây, tôi không có ý nói rằng ý tưởng không quan trọng. Mà ý tưởng chỉ là một phần của câu chuyện. Bạn cần phải hiện thực hoá được ý tưởng của mình càng nhanh càng tốt. Nếu không, sẽ có người khác làm trước bạn và bạn sẽ phải khó khăn hơn trong con đường dẫn đến thành công. Và hiển nhiên, đừng bao giờ tự mãn nghĩ rằng ý tưởng của bạn là độc nhất vô nhị, là không ai sánh bằng và ngủ quên trên ảo tưởng đó. Điều đó không thực tế.
Ngày nay, tốc độ hiện thực là một trong những yếu tố then chốt cho thành công. Và chắc chắn bạn không chỉ cần một mình bạn mà phải cần đến một nhóm cộng sự, một tập thể để có thể cùng bạn hiện thực hoá ý tưởng, chiến lược, và giấc mơ khởi nghiệp của bạn. Việc có được một nhóm cộng sự phù hợp là then chốt và được phân tích kỹ hơn ở chia sẻ tiếp theo.
Ngày nay, tốc độ hiện thực là một trong những yếu tố then chốt cho thành công. Và chắc chắn bạn không chỉ cần một mình bạn mà phải cần đến một nhóm cộng sự, một tập thể để có thể cùng bạn hiện thực hoá ý tưởng, chiến lược, và giấc mơ khởi nghiệp của bạn. Việc có được một nhóm cộng sự phù hợp là then chốt và được phân tích kỹ hơn ở chia sẻ tiếp theo.
Không có ai là siêu nhân cả
Rất nhiều câu chuyện về sự thành công của khởi nghiệp và doanh nghiệp đều gắn liền với một nhân vật chính, thường là CEO của doanh nghiệp đó. Điều này tạo ra ngộ nhận rằng thành công của doanh nghiệp chủ yếu là do công sức của ông / bà CEO. Theo tôi, đó không phải là một cách nhìn nhận đúng đắn. Có thể cái bóng của ông Steve Jobs rất lớn tại Apple, nhưng nếu không có các cộng sự như Jonathan Ive và rất nhiều người khác tại Apple thì khó có được các siêu phẩm như MacBook Air và iPhone. Thậm chí một đôi lần ý tưởng gốc không phải là của ông Steve Jobs, mà là của người khác. Vậy thì ông Steve đóng vai trò như thế nào ở đây? Đó chính là tầm nhìn và một kỷ luật tuyệt đối về sự hoàn hảo và khả năng kiên quyết thực hiện đến cùng cách nhìn của mình. Ông ấy là người rất giỏi. Tuy nhiên, nếu chỉ một mình ông ấy thì không thể có Apple. Theo tôi, tại Apple, mỗi người đều có phần đóng góp vào thành công cuối của các siêu phẩm tại Apple. Điều này xảy ra là do sự tập hợp đúng lúc, đúng tài năng của tập thể các cá nhân tại Apple, chứ hoàn toàn không chỉ là do công sức của duy nhất một người.
Điều này được khẳng định rõ hơn qua một số nghiên cứu của công ty Gallup mà tôi có dịp tìm hiểu trong thời gian gần đây. Kết quả của nghiên cứu này được trình bày khái quát về lý thuyết và thực hành ở 2 cuốn sách Strengths-Finder 2.0 và Strengths-Based Leadership. Đây là phương pháp phát triển cá nhân cũng như kỹ năng lãnh đạo dựa trên thế mạnh của từng cá nhân. Phương pháp này chỉ ra rằng, không có ai thực sự là siêu nhân cả. Mọi con người sinh ra đều độc nhất và không hoàn hảo. Mỗi người chúng ta đều có một vài điểm mạnh vượt trội và rất nhiều điểm yếu. Phương pháp này đề nghị rằng chúng ta nên tập trung và tối đa hoá đóng góp vào tổ chức thông qua điểm mạnh của mình. Chứ không nên tập trung vào việc khắc phục điểm yếu. Nếu chúng ta tập trung chủ yếu vào việc khắc phục điểm yếu mà không còn thời gian để đầu tư và phát triển điểm mạnh của mình thì mỗi một con người chúng ta đang tự đánh mất đi cơ hội đóng góp hiệu quả nhất cho tập thể. Phương pháp này cũng đề nghị nên xây dựng một nhóm / tập thể “siêu nhân” với các cá nhân có các điểm mạnh bổ sung cho nhau. Và đó là công thức hiệu quả nhất cho việc thiết lập một nền tảng vững chắc cho các doanh nghiệp mới bắt đầu cũng như các doanh nghiệp đã hoạt động. Điều này cũng tương tự như một đội bóng. Các bạn sẽ cần có đủ các tài năng khác nhau chơi ở những vị trí khác nhau như thủ môn, hậu vệ, trung vệ, tiền đạo, … Và trên thực tế, đó là cách hiệu quả nhất để có được thành công cuối cùng, thay vì cố gắng trở thành một siêu nhân.
Như vậy, khi khởi nghiệp, bạn sẽ rất cần có đầy đủ điều kiện nhân duyên để có thể xây dựng được một nhóm khởi nghiệp ban đầu có tài năng bổ sung cho nhau và có chung một tiếng nói khởi nghiệp. Để có được may mắn này, chúng ta cần phải đầu tư ngay bây giờ và có thể mất phải mất một đoạn thời gian dài tìm kiếm, mới có thể gặp được những cộng sự phù hợp. Nếu bạn chưa thực hiện điều này, tôi đề nghị bạn nên bắt đầu mạnh dạn ra ngoài và bắt đầu xây dựng, mở rộng mạng lưới các mối quan hệ của bạn một cách tích cực. Tôi tin rằng, sau một thời gian làm “bài tập” mở rộng quan hệ một cách đúng đắn và tích cực, bạn sẽ thấy ngay hiệu quả của nó. Nếu bạn còn một chút do dự, tham khảo bài trình bày Social Networking: Why and How của tôi để có thêm niềm hứng khởi.
Tóm lại, để có thể khởi nghiệp suôn sẻ hơn, bạn cần phải biết điểm mạnh và điểm yếu của bạn. Và phải tìm kiếm, tuyển dụng cộng sự xung quan bạn với những thế mạnh bổ sung cho điểm khuyết trong tài năng của bạn. Đó là cách hiệu quả nhất để có một khởi nghiệp thành công và xây dựng nền tảng lâu dài cho khởi nghiệp của bạn.
Điều này được khẳng định rõ hơn qua một số nghiên cứu của công ty Gallup mà tôi có dịp tìm hiểu trong thời gian gần đây. Kết quả của nghiên cứu này được trình bày khái quát về lý thuyết và thực hành ở 2 cuốn sách Strengths-Finder 2.0 và Strengths-Based Leadership. Đây là phương pháp phát triển cá nhân cũng như kỹ năng lãnh đạo dựa trên thế mạnh của từng cá nhân. Phương pháp này chỉ ra rằng, không có ai thực sự là siêu nhân cả. Mọi con người sinh ra đều độc nhất và không hoàn hảo. Mỗi người chúng ta đều có một vài điểm mạnh vượt trội và rất nhiều điểm yếu. Phương pháp này đề nghị rằng chúng ta nên tập trung và tối đa hoá đóng góp vào tổ chức thông qua điểm mạnh của mình. Chứ không nên tập trung vào việc khắc phục điểm yếu. Nếu chúng ta tập trung chủ yếu vào việc khắc phục điểm yếu mà không còn thời gian để đầu tư và phát triển điểm mạnh của mình thì mỗi một con người chúng ta đang tự đánh mất đi cơ hội đóng góp hiệu quả nhất cho tập thể. Phương pháp này cũng đề nghị nên xây dựng một nhóm / tập thể “siêu nhân” với các cá nhân có các điểm mạnh bổ sung cho nhau. Và đó là công thức hiệu quả nhất cho việc thiết lập một nền tảng vững chắc cho các doanh nghiệp mới bắt đầu cũng như các doanh nghiệp đã hoạt động. Điều này cũng tương tự như một đội bóng. Các bạn sẽ cần có đủ các tài năng khác nhau chơi ở những vị trí khác nhau như thủ môn, hậu vệ, trung vệ, tiền đạo, … Và trên thực tế, đó là cách hiệu quả nhất để có được thành công cuối cùng, thay vì cố gắng trở thành một siêu nhân.
Như vậy, khi khởi nghiệp, bạn sẽ rất cần có đầy đủ điều kiện nhân duyên để có thể xây dựng được một nhóm khởi nghiệp ban đầu có tài năng bổ sung cho nhau và có chung một tiếng nói khởi nghiệp. Để có được may mắn này, chúng ta cần phải đầu tư ngay bây giờ và có thể mất phải mất một đoạn thời gian dài tìm kiếm, mới có thể gặp được những cộng sự phù hợp. Nếu bạn chưa thực hiện điều này, tôi đề nghị bạn nên bắt đầu mạnh dạn ra ngoài và bắt đầu xây dựng, mở rộng mạng lưới các mối quan hệ của bạn một cách tích cực. Tôi tin rằng, sau một thời gian làm “bài tập” mở rộng quan hệ một cách đúng đắn và tích cực, bạn sẽ thấy ngay hiệu quả của nó. Nếu bạn còn một chút do dự, tham khảo bài trình bày Social Networking: Why and How của tôi để có thêm niềm hứng khởi.
Tóm lại, để có thể khởi nghiệp suôn sẻ hơn, bạn cần phải biết điểm mạnh và điểm yếu của bạn. Và phải tìm kiếm, tuyển dụng cộng sự xung quan bạn với những thế mạnh bổ sung cho điểm khuyết trong tài năng của bạn. Đó là cách hiệu quả nhất để có một khởi nghiệp thành công và xây dựng nền tảng lâu dài cho khởi nghiệp của bạn.
Hiểu biết cặn kẽ về mô hình tài chính
Đây là bài học tôi học được từ CEO của tôi. Và chính anh ấy cũng học được từ CEO của anh ấy. Để có thể thành công và “bắt mạch” được các vấn đề của doanh nghiệp, đặc biệt trong thời gian khởi nghiệp, cần có một hiểu biết rõ ràng về các mô hình tài chính của doanh nghiệp và chúng ta có thể thấy trước được rất nhiều vấn đề trong tương lai cũng như các vấn đề tiềm ẩn khác. Các mô hình này bao gồm P&L, dòng tiền, doanh thu, cấu trúc chi phí,...
Một trong những mô hình đặc biệt là mô hình dòng tiền. Dòng tiền trong doanh nghiệp có thể được ví như là “mạch máu” của doanh nghiệp. Dòng tiền phải luôn luôn là số dương. Bất cứ khi nào dòng tiền ở mức 0 hoặc âm thì đồng nghĩa với việc “mạch máu” ngừng chảy. Hay cũng đồng nghĩa với việc công ty của bạn đã "chết lâm sàng". Cho dù cơ thể của bạn có to lớn đến đâu (ví với việc doanh nghiệp của bạn có to lớn và tiềm năng đến đâu đi nữa) thì bạn cũng sẽ ngưng hoạt động khi mạch máu của bạn dừng chảy. Trong các nhà khởi nghiệp, không phải ai cũng xuất phát từ ngành tài chính. Do đó, hiểu biết về tài chính và các mô hình này có thể bị hạn chế. Tuy nhiên, nếu muốn thành công ở một dự án khởi nghiệp hoặc trong kinh doanh, bạn nên chủ động trang bị hiểu biết về tài chính cho bản thân bạn. Nếu bạn là người đứng đầu nhóm khởi nghiệp thì còn cần phải theo sát chặt chẽ, thậm chí phải tự tay xây dựng mô hình tài chính của công ty bạn. Kiểm soát và cập nhật đều đặn hàng tuần để có được một dự đoán chính xác trong vòng 3 đến 6 tháng tới. Khi thấy có bất cứ rủi ro nào trong vòng 6 tháng tới, bạn cần phải có kế hoạch ngay từ ngày hôm nay. Để 6 tháng tới vấn đề của bạn không có cơ hội xảy ra.
Một trong những mô hình đặc biệt là mô hình dòng tiền. Dòng tiền trong doanh nghiệp có thể được ví như là “mạch máu” của doanh nghiệp. Dòng tiền phải luôn luôn là số dương. Bất cứ khi nào dòng tiền ở mức 0 hoặc âm thì đồng nghĩa với việc “mạch máu” ngừng chảy. Hay cũng đồng nghĩa với việc công ty của bạn đã "chết lâm sàng". Cho dù cơ thể của bạn có to lớn đến đâu (ví với việc doanh nghiệp của bạn có to lớn và tiềm năng đến đâu đi nữa) thì bạn cũng sẽ ngưng hoạt động khi mạch máu của bạn dừng chảy. Trong các nhà khởi nghiệp, không phải ai cũng xuất phát từ ngành tài chính. Do đó, hiểu biết về tài chính và các mô hình này có thể bị hạn chế. Tuy nhiên, nếu muốn thành công ở một dự án khởi nghiệp hoặc trong kinh doanh, bạn nên chủ động trang bị hiểu biết về tài chính cho bản thân bạn. Nếu bạn là người đứng đầu nhóm khởi nghiệp thì còn cần phải theo sát chặt chẽ, thậm chí phải tự tay xây dựng mô hình tài chính của công ty bạn. Kiểm soát và cập nhật đều đặn hàng tuần để có được một dự đoán chính xác trong vòng 3 đến 6 tháng tới. Khi thấy có bất cứ rủi ro nào trong vòng 6 tháng tới, bạn cần phải có kế hoạch ngay từ ngày hôm nay. Để 6 tháng tới vấn đề của bạn không có cơ hội xảy ra.
Nhắm đến một sứ mệnh và mục tiêu lâu dài hơn
Tôi có dịp đọc cuốn sách Xây đựng để trường tồn (Build to Last) và biết được rằng số lượng công ty có tuổi đời trên 50 năm rất ít. Số lượng công ty có tuổi đời trên 100 năm lại càng ít hơn nữa. Dữ liệu này có thể khiến bạn thấy không cần thiết để xây dựng một doanh nghiệp có tuổi đời hơn 50 năm, vì dù sao đi nữa cũng rất ít người làm được. Tôi tin rằng bạn nên đổi cách suy nghĩ đó.
Tôi xin được chia sẻ rằng, nếu bạn chọn một mục tiêu ngắn hạn, một sứ mệnh không đủ lớn thì bạn sẽ có nguy cơ mắc kẹt và không có định hướng phát triển công ty một cách hiệu quả và lâu dài. Bạn sẽ có xu hướng loay hoay trong các vấn đề ngắn hạn và hiện tại, mà thiếu mất một sự chuẩn bị cho đường dài. Một mục tiêu và sứ mệnh dài hạn sẽ mang tính định hướng tích cực cũng như đóng vai trò một khung nguyên tắc hướng dẫn cho toàn bộ các hoạt động của công ty.
Tôi xin lấy một ví dụ cụ thể. Tại KMS, chúng tôi chọn cho mình một sứ mệnh đóng góp vào việc phát triển ngành CNTT tại Việt Nam, thông qua việc không ngừng xây dựng và đào tạo các thế hệ nhân sự cho tương lai của ngành phát triển phần mềm. Đây thực sự là một sứ mệnh đầy thử thách. Để có thể thấy được một số kết quả nhất định của mục tiêu này, phải cần một thời gian ít nhất là 10-20 năm nỗ lực. Bên cạnh việc hoàn thành sứ mệnh này, chắc chắn chúng tôi cần phải đảm bảo công việc kinh doanh và tình hình tài chính của công ty. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng chúng tôi đã chọn được cho công ty một mục tiêu đúng. Vì chìa khoá thành công và trường tồn của mọi doanh nghiệp đều nằm chủ yếu ở hai chữ “con người”. Và mục tiêu trên đã giúp hướng dẫn, định hướng cho chúng tôi một số việc cụ thể sau:
Khi đã cam kết với một mục tiêu lâu dài như trên, tập thể chúng tôi rất dễ dàng biết được mình cần phải làm gì. Điều tuyệt vời là chính nhờ cách nhìn và cam kết lâu dài đó, đội ngũ nhân sự tại KMS được phát triển và trưởng thành vượt bậc. Chất lượng dịch vụ của chúng tôi nhờ đó được duy trì vượt trội trong những năm qua. Đó chính là đóng góp hiệu quả nhất và trực tiếp nhất vào kết quả kinh doanh của công ty. Đến thời điểm này, chúng tôi rất tự tin cho những chặng đường phát triển kế tiếp của KMS, khi có trong tay một đội ngũ vững mạnh cho 10-20 năm tới.
Tôi hoàn toàn tin tưởng vào hiệu quả của việc có một cái nhìn đường dài. Tôi cổ xuý các nhà khởi nghiệp suy nghĩ về một sứ mệnh và mục tiêu lâu dài cho doanh nghiệp. Đó chính là một phương thức quan trọng để các nhà khởi nghiệp có thể có được định hướng rõ ràng trong bước đường khởi nghiệp.
Tôi xin được chia sẻ rằng, nếu bạn chọn một mục tiêu ngắn hạn, một sứ mệnh không đủ lớn thì bạn sẽ có nguy cơ mắc kẹt và không có định hướng phát triển công ty một cách hiệu quả và lâu dài. Bạn sẽ có xu hướng loay hoay trong các vấn đề ngắn hạn và hiện tại, mà thiếu mất một sự chuẩn bị cho đường dài. Một mục tiêu và sứ mệnh dài hạn sẽ mang tính định hướng tích cực cũng như đóng vai trò một khung nguyên tắc hướng dẫn cho toàn bộ các hoạt động của công ty.
Tôi xin lấy một ví dụ cụ thể. Tại KMS, chúng tôi chọn cho mình một sứ mệnh đóng góp vào việc phát triển ngành CNTT tại Việt Nam, thông qua việc không ngừng xây dựng và đào tạo các thế hệ nhân sự cho tương lai của ngành phát triển phần mềm. Đây thực sự là một sứ mệnh đầy thử thách. Để có thể thấy được một số kết quả nhất định của mục tiêu này, phải cần một thời gian ít nhất là 10-20 năm nỗ lực. Bên cạnh việc hoàn thành sứ mệnh này, chắc chắn chúng tôi cần phải đảm bảo công việc kinh doanh và tình hình tài chính của công ty. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng chúng tôi đã chọn được cho công ty một mục tiêu đúng. Vì chìa khoá thành công và trường tồn của mọi doanh nghiệp đều nằm chủ yếu ở hai chữ “con người”. Và mục tiêu trên đã giúp hướng dẫn, định hướng cho chúng tôi một số việc cụ thể sau:
- Chặt chẽ trong việc tuyển người.
- Không ngừng hoàn thiện các chương trình đào tạo cho nhân viên trong công ty về mặt nghề nghiệp từ khi mới ra trường, cho đến các chương trình đào tạo cấp cao về kỹ thuật cũng như kỹ năng lãnh đạo. Đặc biệt chú ý phát triển các thế hệ trẻ.
- Không ngừng tạo ra các cơ hội thích hợp để nhân viên có thể thực nghiệm và trải nghiệm kiến thức vào thực tế. Điều này phát triển kỹ năng của nhân viên một cách hiệu quả nhất.
Khi đã cam kết với một mục tiêu lâu dài như trên, tập thể chúng tôi rất dễ dàng biết được mình cần phải làm gì. Điều tuyệt vời là chính nhờ cách nhìn và cam kết lâu dài đó, đội ngũ nhân sự tại KMS được phát triển và trưởng thành vượt bậc. Chất lượng dịch vụ của chúng tôi nhờ đó được duy trì vượt trội trong những năm qua. Đó chính là đóng góp hiệu quả nhất và trực tiếp nhất vào kết quả kinh doanh của công ty. Đến thời điểm này, chúng tôi rất tự tin cho những chặng đường phát triển kế tiếp của KMS, khi có trong tay một đội ngũ vững mạnh cho 10-20 năm tới.
Tôi hoàn toàn tin tưởng vào hiệu quả của việc có một cái nhìn đường dài. Tôi cổ xuý các nhà khởi nghiệp suy nghĩ về một sứ mệnh và mục tiêu lâu dài cho doanh nghiệp. Đó chính là một phương thức quan trọng để các nhà khởi nghiệp có thể có được định hướng rõ ràng trong bước đường khởi nghiệp.
Bạn sẽ trưởng thành rất nhiều qua hành trình khởi nghiệp, bất chấp kết quả cuối cùng
Trước khi bạn quyết định khởi nghiệp, có lẽ bạn sẽ phải đắn đo rất nhiều, đặc biệt khi tuổi bạn càng lớn. Rủi ro? Trách nhiệm đối với gia đình? Nổi lo sợ thất bại và bạn sẽ không còn mặt mũi nào sau thất bại đó? Hay đơn giản là bạn có thể không đứng lên được sau thất bại? Chắn chắn bạn sẽ cần phải suy nghĩ rất cẩn thận. Có một điều, cho dù bạn có được một ý tưởng và kế hoạch tốt nhất thì vẫn không thể đảm bảo được 100% thành công. Xác suất thành công có thể tới 99.99%, nhưng sẽ không bao giờ là tuyệt đối. Đó là sự thật của cuộc sống này. Sẽ luôn có rủi ro, sẽ luôn có một cái gì đó chưa hoàn hảo. Và mọi việc đều vận hành và thay đổi trong mỗi một giây phút của cuộc sống. Đó chính là lý do chúng ta không thể chắc chắn về một điều gì một cách tuyệt đối. Như số liệu tôi đã dẫn ra ở trên cho thị trường khởi nghiệp ở Mỹ, tỉ lệ thành công của khởi nghiệp rất thấp. Như vậy, phải chăng chúng ta nên yên phận với công việc hiện tại của mình?
Theo tôi, khởi nghiệp sẽ chỉ phù hợp cho những người đam mê khởi nghiệp, mà không phải là phù hợp với tất cả hơn 8 tỉ người trên hành tinh chúng ta. Đối với những nhà khởi nghiệp, trong khi thành công cuối cùng của doanh nghiệp là đích đến, theo tôi điều đó không phải là cái họ thu lượm được lớn nhất. Điều họ thu lượm được nhiều nhất (và tôi cũng may mắn là một trong số đó) chính là trải nghiệm thú vị trong suốt hành trình khởi nghiệp. Những bài học mà không một trường lớp nào có thể dạy được bạn, khi phải đối mặt với việc xây dựng và phát triển công ty của bạn, khi bạn phải là người ra quyết định. Tôi dám chắc đây là một trải nghiệm đem lại sự chín chắn và trưởng thành nhanh nhất cho bất kỳ ai. Đó là các thách thức và chướng ngại về mặt quản lý chính bản thân bạn, quản lý / vận hành doanh nghiệp và các ngành dọc tạo nên một bức tranh tổng thể của công ty bạn: nhân sự, ý tưởng kinh doanh, chiến lược kinh doanh, tiếp thị, bán hàng, tài chính, dịch vụ khách hàng, … Và đó là tài sản quí giá nhất trong hành trình khởi nghiệp, cho dù kết quả cuối cùng là thành công hay thất bại.
Theo tôi, khởi nghiệp sẽ chỉ phù hợp cho những người đam mê khởi nghiệp, mà không phải là phù hợp với tất cả hơn 8 tỉ người trên hành tinh chúng ta. Đối với những nhà khởi nghiệp, trong khi thành công cuối cùng của doanh nghiệp là đích đến, theo tôi điều đó không phải là cái họ thu lượm được lớn nhất. Điều họ thu lượm được nhiều nhất (và tôi cũng may mắn là một trong số đó) chính là trải nghiệm thú vị trong suốt hành trình khởi nghiệp. Những bài học mà không một trường lớp nào có thể dạy được bạn, khi phải đối mặt với việc xây dựng và phát triển công ty của bạn, khi bạn phải là người ra quyết định. Tôi dám chắc đây là một trải nghiệm đem lại sự chín chắn và trưởng thành nhanh nhất cho bất kỳ ai. Đó là các thách thức và chướng ngại về mặt quản lý chính bản thân bạn, quản lý / vận hành doanh nghiệp và các ngành dọc tạo nên một bức tranh tổng thể của công ty bạn: nhân sự, ý tưởng kinh doanh, chiến lược kinh doanh, tiếp thị, bán hàng, tài chính, dịch vụ khách hàng, … Và đó là tài sản quí giá nhất trong hành trình khởi nghiệp, cho dù kết quả cuối cùng là thành công hay thất bại.
Lời kết
Nếu bạn đã đọc được đến những dòng này, tôi hy vọng bạn đúng là người có máu khởi nghiệp. Và nếu vậy, bạn nên bắt đầu làm một cái gì đó. Vì con người luôn là nhân tố mấu chốt cho thành công của khởi nghiệp, ít nhất bạn nên bắt đầu bằng quá trình mở rộng mạng lưới các mối quan hệ xã hội của bạn. Bắt đầu đi ra ngoài và tìm kiếm những người có cùng đam mê khởi nghiệp, những người chia sẻ với bạn về triết lý kinh doanh và cuộc sống, những người bổ sung được các điểm yếu của bạn.